Dinh dưỡng hợp lý cho người mắc bệnh thận mãn
Theo thống kê mỗi năm thế giới có thêm khoảng 250.000 bệnh nhân mới mắc bệnh thận mãn (CKD) và tổng số bệnh nhân CKD là 497,5 triệu người.
Dữ liệu phân tích của 35 báo cáo tại 32 quốc gia, đại diện cho 48,6% dân số trên thế giới, cho thấy tổng số bệnh nhân CKD - yếu tố nguy cơ chủ yếu cho bệnh thận giai đoạn cuối, trên toàn cầu là 497,5 triệu người. Và mỗi năm, có thêm khoảng 250.000 bệnh nhân mới mắc bệnh thận mãn. Chi phí điều trị bệnh thận mãn và suy thận chiếm con số rất lớn, tiến triển bệnh diễn ra âm thầm đồng thời tác động nhanh đến sức khỏe. Vì vậy, nếu không điều trị kịp thời và đúng phương pháp, tình trạng bệnh sẽ nhanh chóng diễn biến xấu.
Bệnh thận mãn chiếm tỷ lệ cao trên thế giới.
Bên cạnh phương pháp sử dụng thuốc, áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng góp phần làm chậm quá trình phát triển bệnh thận mãn. Chế độ ăn đúng giúp bệnh nhân không bị suy dinh dưỡng, giảm tải cho thận suy để bảo tồn chức năng thận còn lại, kiểm soát việc tạo lập chất thải từ thức ăn, ngăn ngừa mất khối lượng cơ, ngừa nhiễm trùng…Tại hội thảo Tăng cường các hoạt động dinh dưỡng lâm sàng và nguồn nhân lực dinh dưỡng tại bệnh viện được tổ chức tại Bệnh viện FV, TP.HCM, bác sĩ Châu Thị Kim Liên, Nguyên trưởng khoa Nội thận - Bệnh viện Chợ Rẫy, chia sẻ nguyên tắc trong chế độ ăn của người mắc bệnh thận mãn là ít đạm, dùng protein quý có giá trị sinh học cao, đủ axit amin thiết yếu, tỷ lệ hấp thu cao. Ngoài ra, thức ăn phải giàu năng lượng, đủ đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và hạn chế quá trình giáng hóa protein trong cơ thể…
Tại hội thảo Tăng cường các hoạt động dinh dưỡng lâm sàng và nguồn nhân lực dinh dưỡng tại bệnh viện được tổ chức tại Bệnh viện FV, TPHCM ngày 5/11, bác sĩ Châu Thị Kim Liên, Nguyên trưởng khoa Nội thận - Bệnh viện Chợ Rẫy, chia sẻ nguyên tắc trong chế độ ăn của người mắc bệnh thận mãn là ít đạm, dùng protein quý có giá trị sinh học cao, đủ axit amin thiết yếu, tỷ lệ hấp thu cao. Ngoài ra, thức ăn phải giàu năng lượng, đủ đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và hạn chế quá trình giáng hóa protein trong cơ thể…
Bác sĩ Châu Thị Kim Liên - Nguyên trưởng khoa Nội thận Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ những lợi ích của chế độ dinh dưỡng trong điều trị bệnh thận mãn.
Bên cạnh đó, người mắc bệnh thận mãn cần chú ý về năng lượng nạp vào cơ thể trung bình 35-40 kcal/kg/ngày, năng lượng từ chất béo chiếm 30-40% lượng calo, còn lại là chất đường bột. Lượng nước, muối khoáng, kali, phospho… nên tuân thủ theo chế độ nghiệm ngặt.
Đặc biệt, mỗi người ở độ tuổi, có tiền sử bệnh, chức năng thận, hoạt động thể lực… khác nhau sẽ áp dụng chế độ ăn riêng theo hướng dẫn của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng.
Đây là hội thảo khoa học lần thứ 9 được tổ chức trong khuôn khổ các hoạt động của Dự án phát triển hệ thống dinh dưỡng Việt Nam (VINEP) trong năm nay. Những vấn đề về dinh dưỡng lâm sàn, đặc biệt là dinh dưỡng dành cho bệnh nhân suy thận cũng như nguồn nhân lực dinh dưỡng tại các bệnh viện đã được đưa ra thảo luận.Tại Việt Nam, vấn đề dinh dưỡng chưa thực sự được chú trọng, nhiều bệnh viện chưa thực hiện đầy đủ quá trình chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân. Trong khi đó, giai đoạn dân số vàng sẽ dần thay thế bằng giai đoạn dân số già. Vì vậy, chăm sóc dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là những đòi hỏi cấp thiết. Song song đó, nâng cao chất lượng hoạt động dinh dưỡng lâm sàn trong các bệnh viện để tăng hiệu quả điều trị đồng thời cắt giảm chi phí điều trị cần được quan tâm hơn.
Ông Kei Kuriwaki - Cố vấn cấp cao của quỹ Ajinomoto chia sẻ về dự án VINEP và những chương trình sắp tới.
Nắm bắt thực tế tại Việt Nam, từ năm 2011, Quỹ Ajinomoto (The Ajinomoto Foundation), Tập đoàn Ajinomoto và Công ty Ajinomoto Việt Nam đã nghiên cứu và phối hợp cùng Viện Dinh dưỡng Quốc gia - Bộ Y tế khởi xướng dự án Phát triển hệ thống dinh dưỡng Việt Nam (VINEP). Dự án tập trung vào hai nội dung chính: Hỗ trợ xây dựng hệ thống đào tạo dinh dưỡng tại các trường đại học/cao đẳng y tế lớn tại Việt Nam và hỗ trợ thiết lập những quy định, chính sách liên quan đến dinh dưỡng. VINEP sẽ tiếp tục mở rộng quy mô, hứa hẹn tiềm năng của ngành dinh dưỡng tại Việt Nam.
Ông Kei Kuriwaki - Cố vấn cấp cao quỹ Ajinomotocho biết: “Quỹ được thành lập 2 năm trước bởi Tập đoàn Ajinomoto. Tuy nhiên, chúng tôi là thực thể độc lập và hoạt động mang tính cộng đồng. Sứ mệnh của chúng tôi là mang đến ảnh hưởng tích cực thông qua việc phối hợp với đối tác , xây dựng nền tảng để phát triển dinh dưỡng trên toàn cầu.Hiện nay, chúng tôi tập trung vào chương trình cải thiện dinh dưỡng cho người dân ở những vùng nông thôn trên thế giới.
Cùng với đó là dự án chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em ở châu Phi hay người dân nơi động đất, thiên tai Nhật Bản. Đặc biệt là dự án phát triển dinh dưỡng Việt Nam (VINEP) với nhiều cột mốc quan trọng đã đạt được trong những năm qua như thiết lập chương trình đào tạo cử nhân dinh dưỡng tại nhiều trường đại học lớn trên toàn quốc, xây dựng những quy định, chính sách liên quan đến dinh dưỡng”.
Giang Di Linh